Bàn nâng thủy lực CƠ KHÍ TRỌNG HOÀNG

HOTLINE

0988.859.845

Bàn nâng xe máy là gì? Bàn nâng xe máy đạp chân có ưu điểm nổi trội nào?

Là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các gara sửa chữa – bàn nâng xe máy có những loại nào và đặc điểm ra sao. Cùng tìm hiểu những thông tin tổng hợp, hữu ích trong bài viết dưới đây.

Bàn nâng xe máy là gì?

Đây là thiết bị được sử dụng để nâng đỡ xe lên xuống. Điều này giúp hỗ trợ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng xe máy được dễ dàng hơn. Trong các gara, cửa hàng sửa xe hay các địa chỉ mua bán xe máy,… đều sử dụng thiết bị này khá phổ biến.

Những thông tin cơ bản về bàn nâng xe máy

Cấu tạo

Về cơ bản thì thiết bị này bao gồm những bộ phận sau: mặt bàn chính để xe, bàn dẫn xe lên/ xuống, bộ phận trụ đẩy (hay còn gọi là ty nâng) và bộ phận để đạp xe lên/xuống. Những bộ phận trên phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình vận động và sử dụng dầu thủy lực ở trong ty để nâng xe máy lên xuống theo nhu cầu nhất định.

Bàn nâng xe máy đang được nhiều người tìm kiếm.

Kích thước

Các loại bàn nâng khác nhau sẽ có kích thước riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và lựa chọn loại bàn nâng nào mà kích thước sẽ tương ứng. Trong đó, một số loại bàn nâng với kích thước điển hình như:

  • Bàn nâng đạp chân: Kích thước 1700mm x 600mm x 800mm (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)
  • Bàn nâng điện và cơ: Kích thước 1800mm x 580mm x 830mm (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)
  • Bàn nâng âm nền: Kích thước 1800mm x 600mm x 730mm (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)

Bàn nâng xe máy gồm những loại nào?

Như đã thông tin theo kích thước phía trên thì hiện nay trên thị trường có 3 loại bàn nâng gồm:

  • Bàn nâng cơ (hay còn gọi là bàn nâng đạp chân)
  • Bàn nâng cơ – điện
  • Bàn nâng âm nền

Đây là 3 loại bàn nâng cơ bản được sử dụng phổ biến ở các cửa hàng, tiệm mua bán – sửa chữa xe máy hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nhất định mà có thể chọn lựa loại bàn nâng thích hợp. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc đến kích thước cũng như sức nâng tối đa của mỗi loại nhé.

Bàn nâng xe máy đạp chân có đặc điểm nào nổi trội?

Cấu tạo

Một bàn nâng xe máy đạp chân có cấu tạo tiêu chuẩn bao gồm các bộ phận sau:

  • Mặt bàn chính
  • Mặt nhám chống trượt
  • Moto điện
  • Pedal – nhấn để hạ xuống
  • Pedal – nhấn đề nâng lên
  • Bàn đạp khi cúp điện
  • Bàn dẫn xe lên
Cấu tạo bàn nâng xe máy đạp chân gồm nhiều bộ phận.

Ngoài chức năng cơ bản nâng xe máy bằng cơ học thì hiện nay một số sản phẩm tích hợp dùng điện vô cùng tiện lợi. Với thiết kế kiểu chữ X, loại thiết bị này tạo nên không gian làm việc lớn và có thể nâng lên, hạ xuống xe máy trong mọi thời điểm nhất định.

Thông số kỹ thuật cơ bản

Như đã cung cấp thông tin phía trên thì bàn nâng xe máy có các thông số cơ bản như sau:

  • Kích thước 1700mm x 600mm x 800mm (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
  • Sức nâng tối đa: 200 kg
  • Trọng lượng bàn nâng: 80 kg

Đây là những thông số cơ bản của loại bàn nâng này. Trên thị trường hiện nay thì đây cũng là loại thiết bị phổ biến và được ưa chuộng hơn cả. Từ tính năng, kích thước, trọng lượng, sức nâng,… và thông số kỹ thuật khác đã mang đến khả năng hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi cho bàn nâng này.

Cơ chế hoạt động của thiết bị sử dụng dầu trong ty, khi đạp chân và bàn đạp được gắn với ống dầu và dầu sẽ được đẩy vào ty rồi nâng xe lên một cách nhẹ nhàng. Nhìn chung, cơ chế khi hoạt động của bàn nâng đạp chân khá đơn giản.

Đặc điểm nổi trội

Mỗi loại bàn nâng xe máy đều có những ưu điểm riêng, trong đó bàn đạp chân được ưa chuộng hơn cả nhờ các đặc điểm nổi bật được kể dưới đây:

  • Thứ nhất: Đây là thiết bị không phụ thuộc vào điện nên rất an toàn cho người sử dụng.
  • Thứ hai: Kết cấu khung hình chữ X tạo không gian rộng cho quá trình hoạt động.
  • Thứ ba: Có thể dễ dàng di chuyển bàn nâng đến nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu cụ thể.
  • Thứ tư: Được trang bị tấm nhám giúp chống trượt khi tiến hành dựng xe lên bằng chân trống.
  • Thứ năm: Tính năng tự động hãm phanh ở các vị trí vô cùng ưu việt.
  • Thứ sáu: Bàn nâng đạp chân có thể sử dụng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Thứ bảy: Người sử dụng có thể tháo bánh sau một cách dễ dàng sau khi đã hạ tâm sàn bàn nâng.
  • Thứ tám: Giá thành rẻ và vận hành bền bỉ.
Bàn nâng xe máy đạp chân có nhiều lợi thế nổi trội.

Có thể nói bàn nâng xe máy đạp chân có nhiều ưu thế nổi trội hơn hẳn các sản phẩm tương tự. Đây cũng chính là lý do vì sao mà người dùng thường lựa chọn thiết bị này khi có nhu cầu sử dụng.

Lưu ý khi bảo trì và sử dụng

Để bảo trì thiết bị, bạn nên thường xuyên kiểm tra cụm khóa an toàn, cụm xả hạ bàn, thông hơi định kỳ và liền mạch dầu nhớt. Việc bảo trì thường xuyên giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như gia tăng độ bền cho sản phẩm. Đây cũng là vấn đề mà người dùng nên lưu ý hàng đầu.

Đồng thời, khi thực hiện hạ bàn nâng thì không cho chân hoặc tay vào thanh chéo phía dưới bàn nâng, nên để chúng trên bề mặt phẳng, tránh nghiêng hay dốc. Đồng thời, người dùng tránh trèo lên bàn nâng trong quá trình làm việc và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp về bàn nâng xe máy nói chung và thiết bị đạp chân nói riêng. Hy vọng hữu ích cho quý khách hàng.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 093.855.6877 để được đội ngũ kỹ thuật viên của Cơ khí Trọng Hoàng tư vấn miễn phí.

Giỏ hàng
Gọi ngay